Đồ uống nào hiện tại đang chiếm ưu thế hiện trường ngày nay

Sự Phát Triển Nhanh Chóng Của Thị Trường Đồ Uống Từ Trà Và Cafe

Thị trường đồ uống nói chung, thị trường trà và café nói riêng trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Theo thống kê của Statista (Cổng thông tin trực tuyến về thống kê của Đức), doanh thu của ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống của Việt Nam năm 2019 đạt 200 tỉ USD, tăng 34,3% so với năm 2018. Dự báo đến năm 2023, doanh thu của ngành có thể chạm mốc 408 tỉ USD. Con số khả quan này tiếp tục chứng minh ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống là mảnh đất giàu tiềm năng cho người kinh doanh trong tương lai.

Trà và café là hai “ông lớn” dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, các thương hiệu trà và café quốc tế như: Starbucks, Twitter Coffee Bean, Tea Leaf; các chuỗi trà trong khu vực, chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan như: Gong Cha, Royal Tea và Dingtea…  liên tục khai trương cửa hàng mới.

cafe đồ uống chiếm lĩnh phần lớn

Café là một trong những đồ uống chiếm thị phần lớn (Ảnh: Internet)

Các cửa hàng start up, chuỗi cửa hàng café, trà sữa nội địa như: The Coffee House, Highlands… cũng liên tục phát triển hệ thống chi nhánh. Những thương hiệu lâu đời như Phúc Long, Trung Nguyên cũng đang thực hiện nhiều chính sách đổi mới để cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay trên cả nước có hơn 26.000 cửa hàng cafe, 1.500 cửa hàng trà sữa với hơn 100 thương hiệu. Điều này đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn đồng thời cũng tăng mức độ cạnh tranh của các sản phẩm đồ uống.

Khẩu Vị Của Người Việt: Trà Hay Café?

Trước cuộc “xâm lăng” của trà sữa – đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan với hương vị béo thơm đến từ sự kết hợp độc đáo của trà và sữa thì vị trí của café trong xu hướng tiêu dùng của người Việt có nhiều biến động. Thị trường trà có dấu hiệu vượt qua café.

Một khảo sát theo dữ liệu ban đầu của Kantar Worldpanel’s Out of Home (Đơn vị nghiên cứu hành vi người mua hàng) tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ trà gồm các sản phẩm uống liền và các sản phẩm pha chế tại quán gần gấp đôi so với café. Khách hàng tiêu dùng đồ uống có nguồn từ trà chiếm đến ½ dân số của TP. HCM. Trong khi đó lượng người tiêu thụ cafe chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số thành phố.

 quy mô trà gần gấp đôi cafe>

Khảo sát cho thấy quy mô trà gần gấp đôi café tại thị trường TP. HCM
(Nguồn: Kantar Worldpanel’s Out of Home)

Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu café lớn thứ 2 trên thế giới, có nền văn hóa thưởng thức café độc đáo và lâu đời được du khách quốc tế yêu thích. Thói quen dùng café vào mỗi sáng đã đi sâu vào tâm thức của đại bộ phận dân số Việt Nam.

Nước ta cũng nằm trong top quốc gia tiêu thụ café cao trên thế giới. Theo báo cáo Ngành Nông nghiệp Việt Nam của BMI Research, giai đoạn 2005 – 2015, lượng tiêu thụ café của Việt Nam tăng nhanh, từ 0.43 kg/đầu người/năm lên 1.38 kg/đầu người/năm. Đây là mức tăng cao nhất trong số những quốc gia xuất khẩu café chủ lực trên thế giới. Vì vậy, không ngạc nhiên khi thị trường kinh doanh đồ uống café của nước ta có nhiều dư địa để phát triển, không những thu hút đầu tư trong nước mà còn hấp dẫn các thương hiệu quốc tế.

Nên Kinh Doanh Trà Hay Café?

Đứng trước cuộc chiến cạnh tranh thị trường café và trà sữa “bất phân thắng bại”, nhiều nhà đầu tư đau đầu không biết nên kinh doanh trà hay café. Trên thực tế, dù bạn lựa chọn kinh doanh trà hay café thì bạn cũng đang nắm bắt một mô hình kinh doanh giàu tiềm năng trong tương lai.

Trong các loại đồ uống từ trà, trà sữa được yêu thích nhất, xếp hạng thứ 2 và 3 lần lượt là trà đào và matcha. Thị trường trà sữa Việt Nam có giá trị 300 triệu USD, tốc độ tăng trưởng hằng năm là 20% và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự đoán, con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Bạn có thể kinh doanh các thức uống từ trà theo hình thức nhượng quyền thương hiệu, start up hoặc kết hợp với các thức uống khác…

 trà sữa được yêu thích nhất

Trà sữa được yêu thích nhất trong các đồ uống từ trà

Nếu lựa chọn kinh doanh café, bạn sẽ có nguồn nguyên liệu chất lượng, giá tốt ngay tại quê hương và một thị trường rộng lớn với đa dạng đối tượng khách hàng. Bên cạnh kinh doanh các sản phẩm café truyền thống như: café đen đá, café sữa, các nhà đầu tư có thể mở rộng thị trường café đến các đối tượng khách hàng trẻ thay vì chỉ tập trung vào khách hàng trung niên bằng cách bổ sung các món café ngoại nhập.

Các món cafe hiện đại, café được pha bằng dụng cụ thủ công thưởng thức tại chỗ, du nhập từ phương Tây như: cappuccino, mocha và cafe đá xay đang ngày càng được ưa thích và phổ biến trên thị trường. Phong cách thưởng thức cũng như hương vị đồ uống từ café đa dạng và phong phú đã thổi một “làn gió mới” vào thị trường café Việt Nam, mở ra những hướng kinh doanh hấp dẫn.

các món cafe hiện đại

Các món café hiện đại góp phần giúp đa dạng loại đồ uống từ café

Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn kinh doanh tích hợp mô hình trà và café như cách nhiều thương hiệu như Phúc Long, The Coffee House… đang thực hiện. Menu đồ uống phong phú mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn sẽ giúp bạn “bao trọn” thị trường rộng lớn của trà và café, thu về lợi nhuận hấp dẫn.

Nắm bắt tiềm năng kinh doanh hấp dẫn của đồ uống từ trà và café, nhiều học viên đã tìm đến các khóa học pha chế trà sữa, khóa học Barista từ Cơ Bản đến Nâng cao của Dạy Pha Chế Á Âu để tích lũy kiến thức pha chế đồ uống thơm ngon, phù hợp khẩu vị của khách hàng. Đặc biệt, các khóa học không chỉ cung cấp trọn bộ công thức mà còn hướng dẫn phương pháp pha chế khoa học giúp học viên nắm vững bí quyết sáng tạo món đồ uống mới làm phong phú thực đơn, tạo đồ uống “hot trend” và cạnh tranh với các thương hiệu khác.

học viên pha chế trà sữa

Học viên học pha chế trà sữa tại Dạy Pha Chế Á Âu

Để lại lời nhắn